Hội thảo khoa học Hưởng ứng ngày Thế giới Không Thuốc Lá

HỘI THẢO KHOA HỌC HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG THUỐC LÁ

Sáng ngày 25/5, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá tổ chức “Hội thảo khoa học Hưởng ứng ngày Thế giới Không Thuốc Lá”. Chủ trì Hội thảo là PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; PGS.TS. Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cùng sự tham gia của gần 300 quý đại biểu đã tham dự trực tiếp tại hội trường và các nền tảng trực tuyến.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Vũ Văn Giáp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh tác hại của thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng), cũng như vai trò quan trọng của cán bộ nhân viên y tế trong việc tư vấn cai nghiện, tầm soát phát hiện sớm những trường hợp mắc các bệnh có liên quan đến thuốc lá.

Trong buổi Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành đã chia sẻ, cập nhật các phương pháp tư vấn và điều trị trong cai thuốc lá; tác hại của thuốc lá và sàng lọc sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; sàng lọc ung thư phổi với chụp cắt lớp vi tính ngực liều thấp.

Thuốc lá gây ra hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm. Tác hại của việc sử dụng thuốc lá không chỉ giới hạn ở gây ra các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, mà còn là yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm, bệnh tâm thần, lạm dụng thuốc cũng như gây hại cho môi trường.

Chung tay góp sức cùng các quốc gia trên thế giới trong việc phòng, chống các tác hại do thuốc lá gây ra, Việt Nam hiện nay đang thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả như: thực hiện môi trường không khói thuốc lá; cấm quảng cáo, khuyến mại các sản phẩm thuốc lá bao gồm quảng cáo trực tiếp và trên nền tảng kỹ thuật số, mạng internet; tăng thuế thuốc lá; tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe; lồng ghép và tăng cường các chương trình cai nghiện thuốc lá vào các chương trình y tế quốc gia và các chương trình khác.

Một trong những biện pháp hữu hiệu làm giảm gánh nặng bệnh tật do thuốc lá gây ra tại Việt Nam hiện nay là hỗ trợ người có hút thuốc cai nghiện thuốc lá. Tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí (đầu số 1800.6606) do Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá – Bộ Y tế phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai thành lập từ năm 2015, cho đến nay Tổng đài đã tiếp nhận hơn 53.000 cuộc gọi đến xin tư vấn về cai nghiện thuốc lá, tư vấn chủ động cho gần 7.500 đối tượng tham gia vào chương trình gọi lại hỗ trợ tư vấn cai nghiện thuốc lá định kỳ, trung bình mỗi năm hỗ trợ tư vấn thành công (trên 1 năm) cho gần 500 đối tượng.

Bên cạnh Tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí, Bệnh viện Bạch Mai còn tổ chức tư vấn ngắn và tư vấn chuyên sâu cho những người hút thuốc lá có nhu cầu cai thuốc đến Bệnh viện Bạch Mai và những bệnh nhân nhập viện/ đến khám có hút thuốc. Đã có hơn 20.000 người được tư vấn ngắn và gần 5.000 được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu.

Tuy nhiên, nhưng con số này hết sức khiêm tốn khi so sánh với thực trạng hút thuốc lá tại Việt Nam hiện nay. Do đó, rất cần sự quan tâm, ủng hộ, chỉ đạo, giám sát thường xuyên của các bộ, ban, ngành, cơ quan, sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người hãy chung tay xây dựng một Việt Nam không khói thuốc lá!

Người dân có hút thuốc có nhu cầu tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá, xin liên hệ tới các địa chỉ sau để được hỗ trợ:

Tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí, đầu số: 1800.6606

 

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Hỗ trợ kỹ thuật Nội soi phế quản ống mềm gây mê tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

Nội soi phế quản ống mềm được sử dụng phổ biến để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Hô Hấp như: Ung thư phổi, bệnh phổi mô kẽ, chảy máu đường thở…Đây là kỹ thuật hiện đại, có tính chuyên sâu rất cao, đặc biệt khi tiến hành dưới gây mê để tránh cảm giác khó chịu cho người bệnh
Hỗ trợ kỹ thuật Nội soi phế quản ống mềm gây mê tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình

Khám sức khỏe cho người bệnh sau nhiễm COVID-19

Các rối loạn về cơ quan hô hấp là một trong các di chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của người bệnh sau khi nhiễm COVID-19. Theo Hiệp hội Bệnh phổi kẽ vương quốc Anh, phân tích gộp các nghiên cứu quan sát ban đầu đã xác định được một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân có bệnh phổi kẽ liên quan đến COVID kéo dài với ước tính 27% bệnh nhân