Bí quyết phòng tránh đợt cấp giãn phế quản

BÍ QUYẾT PHÒNG TRÁNH ĐỢT CẤP GIÃN PHẾ QUẢN

Giãn phế quản là bệnh gì?

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục một phần của cây phế quản, có thể giãn phế quản nhỏ hoặc phế quản lớn

Nguyên nhân giãn phế quản

- GPQ do bít tắc phế quản:

  • Dị vật: Do hít phải dị vật
  • U trong lòng phế quản
  • Tắc phế quản do sẹo cũ của các chấn thương, viêm nhiễm.

- Giãn phế quản: Sau khi nhiễm khuẩn như lao, vi khuẩn, virus sởi, ho gà,…

- Giãn phế quản do dị tật bẩm sinh: Hội chứng Kartagener, hội chứng Williams – Campbell,…

- Giãn phế quản nguyên phát, không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng thường gặp

- Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất là ho, ho khạc đờm kéo dài trong nhiều năm.

- Đờm mủ có màu xanh hoặc màu vàng, có thể lẫn máu.

- Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm.

- Có một số trường hợp ho khan hoặc không ho

- Một số trường hợp có dấu hiệu của viêm đa xoang hướng tới hội chứng xoang phế quản.

Tiến triển của giãn phế quản

- Các đợt cấp do bội nhiễm làm nặng thêm tình trạng giãn phế quản

- Biến chứng nghiêm trọng như:

  • Suy hô hấp
  • Xẹp phổi
  • Tâm phế mạn
  • Ho máu nặng

Nhận biết đợt cấp giãn phế quản

Là sự xấu đi của ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau, kéo dài ít nhất 48h, đòi hỏi thay đổi điều trị:

- Ho

- Khạc đờm

- Đờm tăng và/hoặc đặc

- Khó thở và/hoặc mệt tăng khi vận động

- Mệt mỏi và/hoặc khó chịu

- Ho ra máu

Căn nguyên nào gây ra đợt cấp GPQ?

- Nhiễm trùng

  • Vi khuẩn: trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn khác
  • Virus: Corona virus, Rhino virus, cúm, ….
  • Nấm: Aspergillus

Biểu hiện đợt cấp

- Đờm đặc hơn, thay đổi màu sắc

- Đau ngực

- Khó thở

- Ho ra máu

- Sốt, ớn lạnh

- Rale nổ, rale rít

Đợt cấp ảnh hưởng như thế nào?

- Đợt cấp thường xuyên là yếu tố dự đoán mạnh nhất các đợt cấp tiếp theo

- Suy giảm chức năng phổi

- Tăng số lần nhập viện

- Giảm chất lượng cuộc sống

- Tăng tỷ lệ tử vong

Làm gì để phòng ngừa đợt cấp?

- Dự phòng các nhiễm trùng đường hô hấp

- Biện pháp tập phục hồi chức năng hô hấp

- Dự phòng với thuốc nhóm microlid kéo dài

- Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng

Dự phòng các nhiễm trùng đường hô hấp:

- Điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: tai mũi họng, xoang, răng miệng

- Tiêm phòng cúm, phế cầu, ho gà

- Giữ ấm tránh bội nhiễm vi khuẩn, virus

Tập phục hồi chức năng hô hấp

- Các kĩ thuật tăng tống thải đờm dịch

  • Các kiểu tập thở
  • Vỗ rung dẫn lưu tư thế

- Các bài tập cơ hô hấp

- Các bài tập tăng sức bền toàn thân

Các kỹ thuật tập thở

- Thở chúm môi

- Thở ra mạnh

  • Bước 1: Hít vào chậm và sâu.
  • Bước 2: Nín thở trong vài giây.
  • Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.
  • Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại.

- Kỹ thuật ho có kiểm soát

Vỗ rung và dẫn lưu tư thế

  • Là kỹ thuật dùng lực cơ học của bàn tay kỹ thuật viên làm bong dịch tiết, đờm dịch sau đó đẩy ra các phế quản lớn hơn và thoát ra ngoài nhờ tư thế dẫn lưu và phản xạ ho khạc

- Kỹ thuật vỗ lồng ngực

  • Bước 1: Kỹ thuật viên khum hai bàn tay, cổ tay mềm mại, các ngón tay khép lại tạo thành một đệm khí giữa lòng bàn tay và thành ngực bệnh nhân.
  • Bước 2: Vỗ trên thành ngực tương ứng với vùng tổn thương từ trên xuống dưới và ngược lại, chú ý không đi thẳng từ vùng tổn thương mà tiến từ xa đến gần, không gây đỏ da hoặc khó chịu cho bệnh nhân.
  • Bước 3: Thực hiện kỹ thuật 5-10p/1 lần hoặc đến khi đạt được hiệu quả tống thải đờm

- Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

  • Là kỹ thuật dựa vào trọng lực để dẫn lưu dịch, đờm, chất tiết trong đường hô hấp ra ngoài
  • Phương tiện: giường dẫn lưu, cốc đựng đờm
  • Tư thế: dựa trên vùng phổi tổn thương à lựa chọn tư thế thích hợp nhất

Các biện pháp hỗ trợ thông đờm có hiệu quả

Để hỗ trợ thông đờm có hiệu quả cần:

- Uống đủ nước hàng ngày, trung bình từ 1lít – 1,5lít nước.

- Không nên dùng các thuốc có tác dụng ức chế ho.

- Khí dung thuốc giãn phế quản trước khi thực hiện các kỹ thuật nếu có khó thở khò khè

- Tập sức bền – sức mạnh

  • Các bài tập tăng sức bền toàn thân: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, đi trên máy thảm lăn, bơi lội, khiêu vũ... Tập sức bền và sức mạnh của chân: tập vận động chân bằng xe đạp lực kế
  • Các bài tập sức mạnh: Tập tạ, tập với ghế tập cơ tứ đầu đùi
  • Tập sức bền giúp giảm khó thở khi gắng sức, tăng khả năng gắng sức và tăng chất lượng cuộc sống

Lưu ý khi tập luyện

Nên ngưng tập khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau ngực, ho máu
  • Khó thở nhiều và không cải thiện sau khi dừng lại vài phút.
  • Cảm giác choáng váng, lảo đảo, vã mồ hôi.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ hướng dẫn và trợ giúp thích hợp trước khi tiếp tục tập vận động.

Dự phòng với thuốc nhóm Microlid kéo dài

- Phục hồi chức năng đại thực bào

- Giảm các yếu tố viêm

- Giảm tiết nhầy và hồi phục tế bào biểu mô đường thở

- Giảm hình thành mành sinh học của TK mủ xanh

à Làm giảm đợt cấp, giảm đờm, cải thiện tình trạng khó thở

Phòng ngừa đợt cấp

- Môi trường không khí trong lành:

  • Bỏ thuốc lá, tránh khói thuốc thụ động
  • Tránh bụi

- Bổ sung dinh dưỡng ang cường sức đề kháng

Tóm tắt

- Đợt cấp GPQ làm tăng mức độ nặng và tử vong ở bệnh nhân GPQ

- Dự phòng đợt cấp vai trò then chốt trong mục tiêu điều trị

- Các biện pháp dự phòng đợt cấp quan trọng:

  • Dự phòng nhiễm khuẩn
  • Tập phục hồi CNHH
  • Dùng nhóm thuốc Microlid
Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai