Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tiêm vắc xin phòng những bệnh nào

NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG NHỮNG BỆNH NÀO

Nguyên nhân nhiễm khuẩn chiếm đến 70 – 80% căn nguyên gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phòng tránh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn giúp làm chậm tốc độ suy giảm chức năng hô hấp, giảm nguy cơ nhập viện, giảm nguy cơ tử vong. Một trong những biện pháp phòng tránh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn là tiêm phòng vắc xin. Theo khuyến cáo của GOLD năm 2024, người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tiêm phòng vắc xin phòng cúm, phòng phế cầu, phòng ho gà, phòng Covid -19, phòng vi rút hợp bào hô hấp và phòng Zoster.

Cúm mùa là một bệnh hô hấp cấp tính do vi-rút cúm A hoặc B gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu là trong mùa đông, hoặc lúc giao mùa xuân hè. Các trường hợp tử vong do hô hấp liên quan đến cúm ước tính chiếm khoảng 2% số ca tử vong do hô hấp hằng năm trên toàn cầu. Tiêm vắc xin phòng cúm khuyến cáo dành cho tất cả bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nên tiêm phòng cúm ít nhất 1 năm 1 lần. Trường hợp có triệu chứng cúm, hoặc đang có bệnh cấp tính khác nên điều trị ổn định, rồi sau đó tiêm vắc xin phòng cúm.

Các bệnh do phế cầu (S.pneumoniae) gồm viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi, áp-xe phổi, đợt cấp COPD, giãn phế quản đợt bội nhiễm…, viêm màng não, viêm não. Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tiêm vắc xin phòng phế cầu loại PCV20 hoặc PCV15 và tiêm nhắc lại vắc xin phòng phế cầu loại PPSV23.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp dễ lây từ người sang người do vi khuẩn Gram âm Bordetella pertussis. Ho gà xảy ra ở mọi độ tuổi do chưa tiêm vắc xin hay nhiễm bệnh tự nhiên hoặc đã tiêm vắc xin nhưng giảm đáp ứng miễn dịch theo thời gian (> 10 năm). Biểu hiện ho kéo dài (70% đến 90%), và 23% đến 28% các trường hợp dẫn đến biến chứng như viêm phổi (10%), tràn khí màng phổi, viêm tai giữa, gãy xương sườn hoặc thoát vị. Trong các vắc xin phòng ngừa ho gà - bạch hầu - uốn ván cho người lớn - vắc xin Tdap - sử dụng tiêm nhắc lại ở thanh thiếu niên và người lớn. Theo khuyến cáo của GOLD năm 2024, tiêm 1 liều Tdap cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định nếu như chưa được tiêm liều vắc xin Tdap nào trong giai đoạn vị thành niên. Hội Y học dự phòng Việt Nam năm 2021 khuyến cáo tiêm 1 liều Tdap mỗi 10 năm cho những người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Vắc xin phòng Covid – 19 được khuyến cáo tiêm phòng ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh lý nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh cần theo dõi thông tin về tiêm phòng Covid – 19 tại địa phương để được tiêm phòng đúng lịch.

Zona là bệnh lý do virus Herpes Zoster gây ra với các triệu chứng như phát ban, đau nhức và nổi mụn nước. Theo khuyến cáo của GOLD năm 2024, vắc xin phòng Zoster được chỉ định tiêm cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên 50 tuổi. Việc tiêm phòng vắc xin Zoster giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra của bệnh zona bao gồm: đau dây thần kinh hậu zona, viêm não hoặc tủy sống, làm tăng nguy cơ đột quỵ, viêm não và viêm màng não, giảm thị lực, tổn thương mạch máu, có thể dẫn đến đột quỵ…

Vắc xin phòng vi rút hợp bào hô hấp cũng được khuyến cáo ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giúp ngăn chặn nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phổi và suy hô hấp.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai