Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nội soi phế quản không

NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ NỘI SOI PHẾ QUẢN KHÔNG

Nội soi phế quản là thủ thuật nội soi cho phép quan sát cây khí phế quản (đường thở) bằng camera, kĩ thuật này giúp quan sát cấu trúc giải phẫu bên trong lòng cây khí phế quản, lấy bệnh phẩm dịch phế quản, sinh thiết – giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý hô hấp. Nội soi phế quản chẩn đoán được thực hiện ở những người bệnh đang nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh lý phổi ác tính, bệnh lý phổi nhiễm trùng, lao phổi, bệnh phổi mô kẽ, người bệnh có triệu chứng ho kéo dài, ho máu, dị vật phế quản,…Nội soi phế quản điều trị gồm hút, rửa khí phế quản, loại bỏ dị vật, loại bỏ tổ chức gây hẹp tắc khí phế quản (đốt điện, nong, đặt stent…), gây xẹp thùy phổi chủ động,…

Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nội soi phế quản không có vai trò trong chẩn đoán xác định bệnh, tuy nhiên đối với những người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang nghi ngờ mắc bệnh lý phổi ác tính, bệnh lý phổi nhiễm trùng, lao phổi, bệnh phổi mô kẽ, người bệnh có triệu chứng ho kéo dài, ho máu, dị vật phế quản,… thì sẽ có chỉ định nội soi phế quản chẩn đoán. Nội soi phế quản nói chung là an toàn với ít biến chứng ở hầu hết người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những người bệnh ở mức độ bệnh từ nặng đến rất nặng có nguy cơ biến chứng khi nội soi phế quản hơn. Nguy cơ có thể không cao đến mức nghiêm trọng, nhưng cần xem xét cẩn thận trên người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chỉ định nội soi phế quản ống mềm với liều an thần vừa phải. Hiệp hội Lồng ngực Anh đã khuyến cáo rằng cần điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tối ưu hóa trước khi nội soi phế quản và các bác sĩ nội soi nên thận trọng khi dùng thuốc an thần cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (cả hai đều được khuyến cáo cấp độ D). Những biến chứng có thể gặp khi nội soi phế quản gồm khó thở tăng, suy hô hấp, dị ứng với thuốc gây tê, gây mê, chảy máu đường thở, rối loạn nhịp tim,… Vì vậy, người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước khi nội soi phế quản cần tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ, trao đổi thật chi tiết với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ khi tiến hành nội soi phế quản, thực hiện các thăm dò thật kỹ lưỡng để đánh giá nguy cơ trước khi nội soi phế quản (đo chức năng thông khí, khí máu động mạch, điện tim, siêu âm tim,…) theo chỉ định của bác sĩ.

Nội soi phế quản điều trị đặt van một chiều là một phương pháp điều trị tình trạng khí phế thũng ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Van nội phế quản một chiều chỉ cho luồng khí, dịch tiết ra ngoài thì thở ra, không cho luồng khí đi vào vùng KPT thì hít vào. Chỉ định đặt van một chiều qua nội soi phế quản ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm:

- Tuổi > 18, không hút thuốc > 6 tháng.

- Giãn phế nang nặng.

- Rối loạn thông khí tắc nghẽn nặng: 15% ≤ FEV1≤ 50%, TLC ≥ 100%, RV ≥ 175% đo bằng phương pháp đo thể tích ký thân.

- Khoảng cách đi bộ 6 phút > 100m.

- Không có thông khí bàng hệ của thùy phổi cần đặt van được đánh giá bằng hệ thống đo gọi là chartis.

- Khí máu động mạch lúc nghỉ (khí phòng): PaO2 < 50mmHg, PaCO2 ≥ 45mmHg.

- Không bệnh lý phổi đáng kể cùng tồn tại trên HRCT.

- Có thể an toàn an thần hoặc gây mê toàn thân và soi phế quản.

Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có chỉ định nội soi phế quản đặt van một chiều khi PaCO2 > 60 mmHg và/ hoặc PaO2 < 45 mmHg (khí phòng), rối loạn nhịp tim, nhịp chậm (< 50 lần/phút), tăng huyết áp chưa kiểm soát được, tiền sử ngất khi hoạt động gắng sức, đang có nhiễm trùng hô hấp, khạc nhiều đờm cần điều trị nhiễm trùng sau đó đánh giá lại sau 3 tháng để chỉ định lại, có bóng khí khổng lồ chiếm > 1/3 thể tích phổi, nguy cơ dị ứng thuốc gây tê, gây mê, nikel, titanium hoặc silicon, suy gan, suy thận nặng, suy tim nặng.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai