Khái quát về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này

KHÁT QUÁT VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CĂN BỆNH NÀY

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tên tiếng Anh là “Chronic Obstructive Pulmonary Disease”, nên thường còn được gọi là COPD. Đây là một bệnh lý về hô hấp mạn tính, có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do quá trình viêm bất thường xảy ra khi tiếp xúc với khói, bụi và các phần tử độc hại với các biểu hiện ho kéo dài, khạc đờm kéo dài, khó thở tiến triển nặng dần, khó thở tăng lên khi gắng sức, khó thở dai dẳng, khò khè tái diễn, nhiễm trùng đường hô hấp tái diễn.

Có 6 nhóm nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được GOLD – Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính năm 2024 tổng kết:

- Nguyên nhân thứ nhất hàng đầu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào qua việc hút thuốc chủ động hoặc thụ động. Khoảng 15 - 20% số người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và có khoảng 80- 90% các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hút thuốc. Chỉ số bao – năm thuốc lá được tính bằng số bao thuốc lá hút trong một ngày nhân với số năm hút thuốc là chỉ số đánh giá mức độ phơi nhiễm với khói thuốc. Những người có số bao – năm thuốc lá càng nhiều, đặc biệt trên 20 bao - năm có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở người bình thường không hút thuốc lá có quá trình lão hóa diễn ra từ tuổi 30 - 35 năm và tốc độ suy giảm FEV1 (thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) thường là khoảng 25 - 30 ml cho mỗi năm, trong khi ở người hút thuốc quá trình này đẩy nhanh gấp đôi lên khoảng 50 - 60 ml cho một năm. Bên cạnh, hút thuốc lá, thuốc lào truyền thống thì hút thuốc lá điện tử, một hình thức sử dụng thuốc lá mới xuất hiện trong 10 năm trở lại đây, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

- Nguyên nhân thứ hai của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm như tiếp xúc nặng nề với khói từ chất đốt tại các hộ gia đình như rơm, rạ, than, củi; như gần các nhà máy thải khói công nghiệp, gần khu vực cháy rừng,…

- Nguyên nhân thứ ba là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp ở thời kỳ thiếu niên. Nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em dưới 8 tuổi gây tổn thương lớp tế bào biểu mô đường hô hấp và các tế bào lông chuyển, làm giảm khả năng chống đỡ của phổi và thường phối hợp với một sự giảm chức năng hô hấp và làm gia tăng triệu chứng hô hấp ở thời kỳ trưởng thành. Nhiễm virus, đặc biệt virus hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phát triển.

- Nguyên nhân thứ tư là yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng lên trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh, yếu tố nguy cơ gen được biết rõ nhất là thiếu hụt di truyền α1 - antritrypsin, đó là một glycogen được tổng hợp tại gan. Đây là chất ức chế chủ yếu các proteinase, nó bảo vệ nhu mô phổi chống lại các men phân hủy protein.

- Nguyên nhân thứ năm là sự tăng đáp ứng đường thở. Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình trạng nhiễm trùng và tăng đáp ứng đường thở không đặc hiệu có thể làm cho những người hút thuốc lá bị tắc nghẽn đường thở. Tăng tính phản ứng phế quản thấy ở 8-14% người bình thường.

- Nguyên nhân thứ 6đẻ thiếu tháng, đẻ thấp cân dẫn đến có sự bất thường quá trình phát triển phổi ở thời kỳ bào thai. Nếu chức năng phổi của một cá thể khi trưởng thành không đạt được mức bình thường thì những cá thể này có nguy cơ sau này dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cần phòng tránh những nguyên nhân trên để giảm nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai