Khi nào cần phải đi khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

KHI NÀO CẦN PHẢI ĐI KHÁM SÀNG LỌC ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, gọi tắt là COPD, hiện đang là gánh nặng lên sức khỏe, kinh tế và xã hội. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần được sàng lọc và phát hiện sớm để tránh các biến chứng nặng nề như suy hô hấp mạn, tâm phế mạn, tràn khí màng phổi, thậm chí tử vong. Có phát hiện sớm mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không, ngoài việc chờ các cơ sở y tế tổ chức sàng lọc tại cộng đồng thi người dân nên chủ động nhận biết các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để đi khám bệnh kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử chủ động hoặc thụ động, môi trường sống và làm việc ô nhiễm khói bụi, thiếu hụt di truyền α1 – antritrypsin, nhiễm trùng hô hấp tái diễn lúc nhỏ, có sự phát triển phổi bất thường do đẻ thiếu tháng, đẻ nhẹ cân, tăng đáp ứng đường thở,…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 40 tuổi. Các dấu hiệu gợi ý mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp gồm: ho nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc không. Đờm nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì đờm màu trắng đục, màu xanh và màu vàng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh khó thở khi gắng sức như khi leo dốc, leo cầu thang, làm việc nặng, ở giai đoạn sau, tình trạng khó thở nặng dần lên theo thời gian và ở giai đoạn muộn người bệnh thường khó thở liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi.

Khi thăm khám lâm sàng, các dấu hiệu có thể được phát hiện như người bệnh có kiểu thở chúm môi, co kéo các cơ hô hấp phụ gồm cơ liên sườn, co kéo hõm ức hoặc thở nghịch thường trong trường hợp nặng, lồng ngực người bệnh hình thùng (đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên), gõ phổi vang ở người bệnh có giãn phế nang, nghe phổi rì rào phế nang giảm, có thể thấy có ran rít, ran ngáy, trong đợt bội nhiễm có thể có ran ẩm và ran nổ.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được thăm dò đo chức năng hô hấp. Chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi kết quả đo chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn với thuốc giãn phế quản (chỉ số FEV1 giảm, chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%).

Một số lưu ý trước khi đi khám sàng lọc và đo chức năng hô hấp để không phối hợp tốt khi đo và không ảnh hưởng đến kết quả gồm không mặc quần áo chật, không hút thuốc lá trong vòng 1 giờ trước, không uống rượu trong vòng 4 giờ trước, không vận động, làm việc nặng trong vòng 30 phút trước, không ăn quá no trong vòng 2 giờ trước và báo trước cho bác sĩ những thuốc đang sử dụng. 

Hãy chủ động phòng tránh các yếu tố nguy cơ và nhận biết các dấu hiệu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời!

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai