Thở máy không xâm nhập đúng cách tại nhà trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

THỞ MÁY KHÔNG XÂM NHẬP ĐÚNG CÁCH TẠI NHÀ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Thở máy không xâm nhập tại nhà là một biện pháp điều trị hỗ trợ cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có chỉ định. Thở máy không xâm nhập bằng cách tạo ra các mức áp lực dương trong quá trình thông khí hỗ trợ cho người bệnh thông qua mặt nạ gắn vào vùng mũi miệng. Thở máy không xâm nhập đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu là mang lại lợi ích cho người bệnh khi sử dụng đúng chỉ định như: cải thiện triệu chứng, giảm thời gian nằm viện, giảm tỷ lệ tử vong,… Thở máy không xâm nhập không chỉ được sử dụng để điều trị suy hô hấp trong đợt cấp mà còn có thể sử dụng tại nhà khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn.

Chỉ định thở máy không xâm nhập khi người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khó thở nặng với dấu hiệu mệt cơ hô hấp, tăng công thở hoặc cả hai, hô hấp bụng-ngực nghịch thường; hoặc khi có tình trạng toan hô hấp với pH ≤ 7,35 và/hoặc PaCO2 ≥ 45mmHg, hoặc giảm oxy máu không đáp ứng với oxy liệu pháp phù hợp. Các trường hợp người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có chỉ định thở máy không xâm nhập gồm người bệnh không hợp tác, trong tình trạng kích thích hoặc lơ mơ, ngủ gà, hôn mê; người bệnh có tình trạng sốc hoặc rối loạn nhịp tim nặng; người bệnh bị tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu, chấn thương lồng ngực gây suy hô hấp nặng, tắc nghẽn đường hô hấp trên, ứ đọng đờm nhiều, ho khạc kém, nôn, rối loạn nuốt, xuất huyết tiêu hoá cao, không có khả năng bảo vệ đường thở; người bệnh mắc bệnh lý thần kinh cơ cấp tính, người bệnh mới phẫu thuật răng hàm mặt hoặc mổ dạ dày; người bệnh bị bỏng, chấn thương vùng đầu, mặt.

Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển đến giai đoạn muộn, chức năng hô hấp suy giảm bên cạnh các liệu pháp điều trị cơ bản, việc sử dụng máy thở tại nhà góp phần cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Chỉ định thở máy không xâm nhập (BiPAP) đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định có tăng CO2 máu ban ngày (PaCO2 ≥ 50 mmHg) và tiền sử nhập viện gần đây. Thở máy không xâm nhập tại nhà còn được chỉ định ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có ngừng thở khi ngủ bằng thở máy áp lực dương liên tục (CPAP) giúp cải thiện thời gian sống thêm và giảm tần suất nhập viện. Mode thở thường được sử dụng là BiPAP cường độ cao có áp lực thở vào (IPAP) lớn, đảm bảo thể tích khí lưu thông đạt 8ml/kg và có nhịp thở dự phòng (BiPAP S/T). Khi cài đặt máy thở cần chú ý đến các thông sô Ti, Rise time, Cycle, Trigger để đảm bảo sự thoải mái và hợp tác thở máy tốt cho người bệnh.

Lưu ý khi sử dụng máy thở tại nhà gồm: không tự ý thay đổi thông số cài đặt máy thở, khi muốn thay đổi cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng với từng loại máy thở khác nhau. Thường xuyên vệ sinh máy thở, mặt nạ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thay filter lọc bụi thường xuyên để đảm bảo dòng khí vào phổi luôn sạch sẽ, trong lành.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai