Cách nhận biết đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và xử trí ban đầu tại nhà?

CÁCH NHẬN BIẾT ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU TẠI NHÀ?

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính luôn là nỗi lo sợ của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mỗi một đợt cấp diễn ra, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ suy hô hấp, phải nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong. Nếu vượt qua được đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì phải đối mặt với sự suy giảm về chức năng hô hấp, sự suy giảm về chất lượng cuộc sống. Nhận biết và xử trí ban đầu đúng cách đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ giúp tránh được đợt cấp nặng, không phải nhập viện, làm chậm sự suy giảm chức năng hô hấp.

Dấu hiệu giúp nhận biết đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng thay đổi cấp tính của các biểu hiện gồm: khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng, thay đổi màu sắc của đờm thành đờm đục, đờm xanh, đờm vàng, đau ngực tăng, sốt,... Những thay đổi này đòi hỏi phải có sự thay đổi so với điều trị thường ngày. Dấu hiệu nhận biết đợt cấp nặng, có nguy cơ diễn biễn xấu, nguy kịch là khó thở liên tục, khó thở không nằm được, phải ngồi dậy để thở, không nói được câu dài, bản thân hoặc người khác nghe thấy rõ tiếng thở khò khè, cò cứ, thở rít, tần số thở trên 25 lần/phút, rối loạn ý thức (kích thích, vật vã, lơ mơ, ngủ gà, hôn mê),... Khi có các dấu hiệu này cần phải được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Các nguyên nhân gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm: nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm đến 80% các trường hợp, có thể nhiễm virus gồm Rhinovirus, Influenza, Parainfluenza, Respiratory Syncytial Virus (Virus hợp bào RSV), Human Metapneumomia Virus, Picornaviruses, Coronavirus (Covid 19), Adenovirus,…. và/ hoặc nhiễm vi khuẩn gồm Haemophilus Influenzae, Moraxella Catarrhalis, Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae,…và/ hoặc nhiễm nấm Aspergillus, cryptococcus,... Các nguyên nhân ít gặp hơn gồm dùng thuốc an thần, dùng thuốc chẹn b (thuốc nhỏ mắt...), thở oxy không đúng với lưu lượng cao,… Hoặc do các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như tràn khí màng phổi, tắc động mạch phổi, mệt cơ hô hấp, suy tim phải, tâm phế mạn. Cũng có trường hợp nguyên nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do tình trạng nặng lên cấp tính của các bệnh lý đồng mắc như suy tim trái, rối loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa,…

Theo phân loại mức độ nặng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của GOLD 2024, đối với đợt cấp nhẹ, người bệnh chỉ cần dùng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn; đối với đợt cấp trung bình, người bệnh điều trị với thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn, kháng sinh và/hoặc corticosteroid đường uống; đối với đợt cấp nặng, người bệnh có thể có suy hô hấp cấp, cần phải nhập viện hoặc đến khám cấp cứu để được can thiệp kịp thời.

Xử trí ban đầu đối với đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nhẹ hoặc mức độ trung bình, nặng trong khi chờ được đưa đi khám hay nhập viện là tăng sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh dạng xịt hoặc khí dung đến 6 – 8 lần/ngày. Trường hợp không có sẵn thuốc giãn phế quản đường hít, xịt, khí dung thì sử dụng đường uống nếu có. Nếu sẵn có oxy tại nhà, cho người bệnh thở oxy gọng kính với lưu lượng 1 – 3 lít/phút để nồng độ oxy trong máu mao mạch (SpO2) đạt từ 88 – 92%. Nếu tình trạng khó thở không cải thiện khi đã xử trí ban đầu cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Cần tránh một số sai lầm trong xử trí đợt cấp là thở oxy liều cao, tự ý sử dụng corticoid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh.

Cách phòng ngừa đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi nơi làm việc, trong nhà, môi trường ô nhiễm. Giữ gìn sức khoẻ, giữ ấm nhất là mùa lạnh. Tiêm vắc xin phòng cúm, phòng phế cầu, phòng ho gà, phòng covid-19, phòng vi rút hợp bào hô hấp để ngăn ngừa đợt cấp.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai