Các thăm dò cận lâm sàng được sử dụng trong đánh giá người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

CÁC THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH LÀ GÌ?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý hô hấp cần được theo dõi và điều trị lâu dài, vì vậy người bệnh cần đi tái khám định kì. Tùy thuộc vào thời điểm tái khám, người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau khi được bác sĩ thăm khám thì sẽ được làm những thăm dò cận lâm sàng phù hợp để đánh giá về tình trạng bệnh.

Đo chức năng hô hấp được GOLD – Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khuyến cáo cần được thực hiện ít nhất một lần mỗi năm. Kết quả đo chức năng hô hấp không chỉ được dùng làm tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mà còn giúp đánh giá mức độ nặng, tốc độ tiến triển của bệnh.

Chụp Xquang ngực là thăm dò thứ hai thường được chỉ định ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở giai đoạn đầu đa số hình ảnh chụp Xquang ngực bình thường. Ở giai đoạn sau có thể gặp các hình ảnh tăng đậm các nhánh phế huyết quản hay còn gọi là hình ảnh "phổi bẩn", các dấu hiệu của giãn phế nang gồm lồng ngực giãn, tăng khoảng sáng trước và sau tim, trường phổi quá sáng, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn giãn rộng, cơ hoành hai bên hạ thấp, có hình bậc thang. Cung động mạch phổi nổi và có thể thấy nhánh động mạch thùy dưới phổi phải có đường kính > 16mm. Bóng tim không to hoặc hơi to, tim dài và thõng, giai đoạn cuối có hình ảnh bóng tim to toàn bộ. Chụp Xquang ngực được chỉ định khi bắt đầu chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, theo dõi định kỳ và khi có các dấu hiệu của đợt cấp hoặc bất thường tăng lên. Chụp Xquang ngực giúp chẩn đoán phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các bệnh như giãn phế quản, viêm phổi, lao phổi,…và chẩn đoán các biến chứng như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, …

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng 1mm độ phân giải cao, đặc biệt là chụp cắt lớp vi tính lồng ngực định lượng giúp đánh giá mức độ khí phế thũng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi có kết quả về mức độ khí phế thũng, các bác sĩ sẽ xem xét một số phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt phân thùy, thùy phổi; đặt van một chiều ở phân thùy, thùy phổi có tình trạng giãn phế nang khu trú quá mức. Bên cạnh đó, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể nhận định các dấu hiệu giãn phế quản kèm theo, phân biệt với các tổn thương thâm nhiễm, tổn thương kẽ,...

Khí máu động mạch được tiến hành ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có FEV1 < 50% hoặc lâm sàng gợi ý suy hô hấp hoặc suy tim phải. Thông thường PaO2 giảm từ giai đoạn đầu còn PaCO2 chỉ tăng ở giai đoạn muộn của bệnh. Chẩn đoán suy hô hấp khi PaO2 < 60 mmHg và/hoặc SaO2 < 90%, có hoặc không có PaCO2 > 45 mmHg. Khí máu động mạch giúp chỉ định và theo dõi thở oxy dài hạn, thở máy không xâm nhập tại nhà đối với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp mạn.

Điện tâm đồ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể thấy các dấu hiệu của dày thất phải, nhĩ phải gồm P phế ở DII, DIII, AVF: P cao > 2,5 mm, nhọn, đối xứng. Tiêu chuẩn dày thất phải gồm ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau: trục phải > 1100; R/S ở V5, V6 <1, sóng S chiếm ưu thế ở DI hoặc bloc nhánh phải không hoàn toàn, P > 2mm ở DII, T đảo ngược ở V1 tới V4 hoặc V2 và V3.

Siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhằm đánh giá mức độ tăng áp lực động mạch phổi và suy tim trái phối hợp. Có thể gặp áp lực động mạch phổi tăng trên 30mmHg, buồng thất phải giãn, suy tim trái phối hợp. Siêu âm doppler tim giúp chẩn đoán biến chứng tâm phế mạn ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút được chỉ định thực hiện để đánh giá khả năng gắng sức ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khoảng cách đi bộ trong 6 phút gắng sức mà bệnh nhân đạt được giúp tiên lượng và theo dõi tiến triển của bệnh. Đồng thời, Khoảng cách đi bộ trong 6 phút gắng sức giúp đánh giá một phần hiệu quả của tập phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai