Mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được đánh giá như thế nào?

MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO?

Khi được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD), người bệnh sẽ được các bác sĩ đánh giá mức độ nặng của bệnh để giúp lựa chọn phác đồ điều trị khởi đầu phù hợp theo giai đoạn bệnh. Đánh giá mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa trên các khía cạnh gồm mức độ tắc nghẽn đường thở, mức độ nặng của triệu chứng và sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, tiền sử đợt cấp trong vòng 12 tháng trước và các bệnh lý đồng mắc.

Mức độ tắc nghẽn đường thở được xác định bằng đo chức năng hô hấp. Theo hướng dẫn của GOLD – Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính năm 2024 đo chức năng hô hấp cần được thực hiện ít nhất một lần mỗi năm. Phân loại mức độ tắc nghẽn đường thở theo GOLD gồm:

  • GOLD 1 – giai đoạn 1: FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết sau test hồi phục phế quản.
  • GOLD 2 – giai đoạn 2: 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết sau test hồi phục phế quản.
  • GOLD 3 – giai đoạn 3: 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết sau test hồi phục phế quản.
  • GOLD 4 – giai đoạn 4: FEV1 < 30% trị số lý thuyết sau test hồi phục phế quản.

Mức độ khó thở ở giai đoạn ổn định của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được đánh giá bằng thang điểm mMRC:

  • Độ 0: Chỉ xuất hiện khó thở khi hoạt động gắng sức
  • Độ 1: Xuất hiện khó thở khi đi nhanh hoặc leo dốc
  • Độ 2: Đi chậm hơn do khó thở hoặc dừng lại để thở khi đi cạnh người cùng tuổi
  • Độ 3: Phải dừng lại để thở sau khi đi 100m
  • Độ 4: Rất khó thở khi ra khỏi nhà hoặc thay quần áo

Mức độ ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe chung bằng bộ câu hỏi CAT (COPD ASSESSMENT TEST)Bộ câu hỏi CAT với 8 câu hỏi, điểm tối đa là 40. Trong đó:

  • Tổng điểm < 10: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không ảnh hưởng sức khỏe.
  • Từ 10 – 20 điểm: bệnh gây ảnh hưởng nhẹ.
  • Từ 21 – 30 điểm: bệnh gây ảnh hưởng mức độ trung bình.
  • Từ 31 – 40 điểm: bệnh gây ảnh hưởng nặng.

Tôi hoàn toàn không ho

0

1

2

3

4

5

Tôi ho thường xuyên

Tôi không khạc đờm, không có cảm giác có đờm

0

1

2

3

4

5

Tôi khạc nhiềm đờm, cảm giác luôn có đờm trong ngực

Tôi không có cảm giác nặng ngực

0

1

2

3

4

5

Tôi rất nặng ngực

Không khó thở khi leo dốc hoặc cầu thang

0

1

2

3

4

5

Rất khó thở khi leo dốc hoặc cầu thang

Tôi không bị giới hạn khi làm việc nhà

0

1

2

3

4

5

Tôi bị  giới hạn khi làm việc nhà nhiều

Tôi rất tự tin khi ra khỏi nhà bất chấp bệnh phổi

0

1

2

3

4

5

Tôi không hề tự tin khi ra khỏi nhà vì bệnh phổi

Tôi ngủ rất yên giấc

0

1

2

3

4

5

Tôi ngủ không yên giấc vì bệnh phổi

Tôi cảm thấy rất khỏe

0

1

2

3

4

5

Tôi cảm thấy không còn chút sức lực nào

Nguy cơ đợt cấp được đánh giá dựa vào tiền sử đợt cấp trong 12 tháng trước để đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thuộc nguy cơ thấp và nguy cơ cao.

Sau khi đánh giá từng khía cạnh trên, người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được phân loại mức độ nặng theo giai đoạn và phân nhóm của bệnh. Cập nhật đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo nhóm ABE theo GOLD 2024 theo sơ đồ dưới đây:

Bên cạnh việc đánh giá mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần đánh giá các bệnh lý đồng mắc và mức độ nặng của các bệnh lý này để được điều trị toàn diện.

Chia sẻ trên:

Các tin khác

Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
Các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hiện nay đã ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng tại một số địa phương. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 và thực hiện phòng tránh ...
Các bước cần làm khi đi khám bệnh để phòng COVID-19

Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Để đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, ông/bà sẽ ngủ một đêm ở bệnh viện, nhân viên y tế sẽ gắn các điện cực, các kênh lên cơ thể của ông/bà để ghi lại các sóng điện não, các cử động ngực, bụng, chân,...
Hướng dẫn bệnh nhân đo đa ký hô hấp/giấc ngủ tại trung tâm hô hấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:  Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: cách nhận biết và điều trị

Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết bởi bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai.
Chẩn đoán mức độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bài viết được viết được Ths. BS. Phan Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai
Hội chứng ngừng thở khi ngủ - mối nguy hại với bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản:  cách nhận biết và chẩn đoán

Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Hen phế quản: phân loại và đánh giá mức độ nặng

Các phương pháp điều trị hen phế quản

Bài viết được viết bởi BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Các phương pháp điều trị hen phế quản

Kiểm soát tốt bệnh hen

Bài viết được viết bởi ThS.BS. Nguyễn Thanh Thủy – Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai.
Kiểm soát tốt bệnh hen

Cai thuốc lá làm chậm sự phát triển của COPD

Bài viết được soạn bởi ThS. BS. Nguyễn Đức Nghĩa Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai